Các dịch vụ OpenDNS

OpenDNS có dịch vụ phân giải Hệ thống tên miền (DNS) cho khách hàng và doanh nghiệp để thay thế cho việc sử dụng các máy chủ DNS của nhà cung cấp dịch vụ Internet của họ. Với việc đặt máy chủ của công ty ở những vị trí chiến lược và thuê một lượng tên miền đệm lớn, OpenDNS thường xử lý các truy vấn nhanh hơn,[1] để làm tăng thời gian truy xuất trang.

Các tính năng khác còn có lọc trang web lừa đảo, khóa tên miền và sửa lỗi gõ sai chính tả (ví dụ "wikipedia.og" thay vì "wikipedia.org"). Bằng cách thu thập danh sách các trang web hiểm độc, OpenDNS ngăn chặn việc truy cập vào các website này khi người dùng cố gắng truy cập chúng bằng dịch vụ của họ. OpenDNS cũng có PhishTank, nơi người dùng khắp thế giới có thể gửi và xem lại các trang bị nghi ngờ lừa đảo.

Tập tin:OpenDNS-Blocked-page.PNGHình chụp màn hình một trang lừa đảo bị khóa

OpenDNS không phải là phần mềm mã nguồn mở, mà chỉ muốn nói đến khái niệm DNS mở, có thể chấp nhận truy vấn từ mọi nơi.

OpenDNS kiếm lợi nhuận qua việc chuyển một tên miền chưa được định nghĩa trong DNS thành một tên miền đã có. Tác dụng của nó là khi người dùng gõ vào một tên không tồn tại trong khung URL của trình duyệt web, người dùng đó sẽ thấy trang tìm kiếm của OpenDNS. Các nhà quảng cáo trả tiền cho OpenDNS để đăng quảng cáo của họ lên trang này. Tuy kiểu hoạt động này tương tự như Site Finder trước đây của VeriSign hay các kiểu đổi hướng trang mà nhiều ISP sử dụng trên máy chủ DNS của họ, OpenDNS cho rằng nó không giống như vậy, vì OpenDNS đơn thuần là một dịch vụ "thích thì dùng" (so với hiệu ứng của Site Finder trên toàn Internet, vì VeriSign là hãng điều hành đăng ký ủy quyền)[2] và số lợi nhuận thu được từ quảng cáo dùng để chi trả cho dịch vụ DNS tùy chỉnh.[3]

Theo OpenDNS, trong tương lai hãng sẽ cung cấp các dịch vụ khác chạy trên nền dịch vụ DNS cải tiến, và có thể kiếm tiền thêm từ đó.[3]

Một ví dụ về dịch vụ cộng thêm đó là vào ngày 22 tháng 4 năm 2007, công ty đã ra mắt "shortcut" (đường tắt),[4] cho phép người dùng tạo ra bảng DNS tùy chỉnh, như chuyển "mail" sang "mail.yahoo.com". Sự ra mắt tính năng này được đăng tải trên nhiều báo như New York Times,[5] Wired,[6]PC World.[7]

Ngày 13 tháng 5 năm 2007, OpenDNS ra mắt một dịch vụ chặn tên miền mới cung cấp khả năng cấm/lọc các website đã thăm dựa vào phân loại. Nó dành cho các công ty, cơ sở giáo dục và gia đình để quản lý các loại trang phù hợp với chủ nhân của mạng mà thôi. Ngày 9 tháng 8 năm 2007 OpenDNS thêm khả năng ghi đè bộ lọc thông qua các danh sách đen và danh sách trắng do cá nhân quản lý. Ngày 20 tháng 2 năm 2008, trong nỗ lực nhằm cập nhật danh sách cấm tên miền hiện có, OpenDNS đã thay đổi từ danh sách đóng gồm các tên miền bị cấm thành một danh sách do cộng đồng bổ sung mà mỗi cá nhân người dùng OpenDNS đều có khả năng đề nghị cấm. Nếu một số lượng người đăng ký cho rằng nó thuộc thể loại cần cấm, thì nó sẽ được đưa vào thể loại cấm đó.

Ngày 3 tháng 12 năm 2007, OpenDNS bắt đầu đưa ra dịch vụ DNS-O-Matic, một dịch vụ miễn phí nhằm cung cấp phương thức gửi các cập nhật DNS động đến vài nhà cung cấp DNS đồng bằng cách sử dụng API cập nhật của DynDNS.[8]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: OpenDNS http://www.computerworld.com.au/article/268359/vmw... http://cotcaro.blogspot.com/2008/07/im-feeling-luc... http://dnsomatic.com/ http://pogue.blogs.nytimes.com/2007/04/24/a-shortc... http://blog.opendns.com/2007/04/22/shortcut-the-we... http://blog.opendns.com/2007/05/22/google-turns-th... http://www.opendns.com/ http://www.opendns.com/account/dynamic_dns.php http://www.opendns.com/solutions/household/faster-... http://www.opendns.com/support/article/14